Đặc Sản Ninh Thuận - Rượu Nho Nguyên Chất
Những Điều Tuyệt Vời Từ Quả Nho
Tóm tắt nội dung
1. Giàu vitamin và chất khoáng
2. Điều trị bệnh hiệu quả
3. Thức uống tuyệt vời từ nho
4. Tác dụng thải độc
5. Lưu ý
Từ xưa, Quả nho đã được nhân dân ta và nhiều nước trên thế giới sử dụng làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Các y thư cổ như Danh y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông đều ca ngợi giá trị dược dụng của nho. Trong đông y, vị thuốc này có tên là bồ đào, vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng thông thuỷ đạo, trừ phong hàn, tê thấp, làm nhẹ mình mẩy, mạnh thần trí.
Dưới đây là những điều tuyệt vời mà quả nho mang lại cho chúng ta:
1. GIÀU VITAMIN VÀ CHẤT KHOÁNG
Lá nho có chứa đường, quercetine, carotin, inosite, hợp chất tanin, betain, axit tartaric, axit táo, axit ascorbic, axit protocatechine, kali, natri, sắt và silicon.
2. ĐIỀU TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ
Thiếu máu, mệt mỏi: Nho khô một nắm, hạt cẩu khởi 2 thìa, sau khi nấu lên cho thêm vào một ít mật ong rồi lấy ra uống.
Lạnh bụng, thiếu máu: Nho khô 60g, long nhãn ( bỏ hạt) 15g, quả dâu 5g, nấu nước lên uống.
3. THỨC UỐNG TUYỆT VỜI TỪ NHO
Uống 1 ly nước ép nguyên chất từ quả nho đỏ hay tím sẫm rất tốt cho chức năng tim. Nước ép nho đỏ có ảnh hưởng trực tiếp lên phản ứng đông máu, vừa làm tăng nồng độ các chất kháng oxy hóa và giảm các gốc tự do trong hệ tim mạch.
So với nước ép bưởi, cam, cà chua và táo, nước ép nho đỏ có hoạt tính kháng oxy hóa mạnh gấp 3 lần. Người ta phân tích các chất có trong thành phần nước ép này và thấy nó cũng chứa những hoạt chất được tìm thấy trong trái tắc (quất), có hiệu quả phòng tránh các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
4. TÁC DỤNG THẢI ĐỘC
6. LƯU Ý
Với những người bị béo phì, loét dạ dày, tiểu đường, bệnh viêm ruột kết, bệnh tiêu chảy và bệnh lỵ không nên dùng nho và nước ép nho.
Ăn nho với sữa, dưa chuột, cá,bia, nước khoáng hoặc với các bữa ăn nhiều chất béo sẽ gây khó chịu cho dạ dày.
Nguồn: Internet
Trái nho chứa khoảng 65 – 85% nước, 10 – 33% đường (glucose và fructose), phlobaphene, axit galic, axit silicic, quercetine, anin, glucosides, mono delphinidin và delphinidin, axit hoa quả, axit phosphoric, salicilic, axit chanh, axit formic, axit oxalic, pectin, hợp chất tanin, muối kali, magiê, canxi, mangan, coban, sắt và vitamin B1, B2, B6, B12, A, C, P, PP, K, axit folic và các enzime.
Phần vỏ quả nho có hợp chất tanin và dầu cần thiết.
Trong hạt nho có hợp chất tanin, phlobaphene, lecithin, vani và dầu béo.
Trị tiểu mót, tiểu buốt: 150g nước ép nho tươi, 100g nước ép từ củ sen trộn cùng 1-2 thìa mật ong và pha loãng với nước sôi để uống.
Phù thũng, tiểu ít, đau nhức do phong thấp: Rễ cây nho dại 100g, nho khô 50g nấu lấy nước uống còn bã thì đắp vào chỗ đau.
Buồn nôn: Nửa cốc nước nho ép, 1 thìa nước gừng tươi, thêm vào một ít nước ấm quấy đều và uống.
Huyết áp cao: Nho 150g, mã thầy 15-20 hạt, sau khi rửa sạch xay nhỏ và pha thêm nước sôi rồi uốn
Ho nhiều đờm: Nho khô 1 nắm, bách hợp 20g, gạo 50g, nấu lên thành cháo.
Miệng khô: Lấy nước nho, nước mía mỗi thứ nửa cốc, cho nước ấm vào hòa đều, thêm một chút mật ong vào và uống thay nước trà.
Thị lực suy giảm: Nho khô 20g, hạt cẩu khởi 10g, thảo quyết minh 5g, thêm vào chút mật ong và pha giống như trà uống hàng ngày.
Đặc biệt, nho còn có tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể. Nho giúp gan quét đi lượng độc tố có hại trong cơ thể, đồng thời có ích cho quá trình tái tạo máu. Lượng nước, kali cao (có tác dụng lợi tiểu), giàu chất xơ (thúc đẩy quá trình tiêu hóa) làm tăng khả năng thải độc của loại quả giàu dinh dưỡng này.
Vì vậy, nếu có điều kiện, mỗi tuần bạn nên ăn nho một lần để làm sạch cơ thể. Nho là loại quả giàu năng lượng nên rất tốt cho trẻ em, thanh thiếu niên, người chơi thể thao – những người cần nhiều năng lượng.